Lao siêu kháng thuốc
Lao siêu kháng thuốc

Lao siêu kháng thuốc

Lao siêu kháng thuốc (XDR-TB) là tình trạng bệnh nhân mắc bệnh lao mà vi khuẩn lao có mặt trong cơ thể là chủng kháng một số loại thuốc chống lao hiệu quả nhất. Các chủng lao siêu kháng thuốc dễ dàng xuất hiện khi quản lý và điều trị sai những bệnh nhân mắc lao đa kháng thuốc (MDR-TB).Gần như cứ 4 người trên thế giới thì có 1 người bị nhiễm vi khuẩn lao (23.0% [từ 20.4% đến 26.4%]).[1] Chỉ khi vi khuẩn hoạt động thì mới tính là bị bệnh lao. Vi khuẩn trở nên hoạt động do bất cứ nguyên nhân gây suy giảm khả năng miễn dịch của người đó, chẳng hạn như HIV, tuổi cao hoặc một số tình trạng bệnh lý. Bệnh lao thường có thể được điều trị bằng một liệu trình gồm bốn loại thuốc chống lao hàng đầu (tức là isoniazid (H), rifampin (R), pyrazinamide (Z), ethambutol (E)) và fluoroquinolone. Nếu các loại thuốc này bị lạm dụng hoặc điều trị sai, bệnh lao đa kháng thuốc (MDR-TB) có thể phát triển. Cần nhiều thời gian hơn để điều trị MDR-TB bằng các loại thuốc hàng hai (tức là amikacin, kanamycin hoặc capreomycin ), đắt hơn và có nhiều tác dụng phụ hơn. XDR-TB xuất hiện khi các loại thuốc hàng hai này cũng bị lạm dụng hoặc quản lý sai. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa XDR-TB là MDR-TB kháng với ít nhất một loại fluoroquinolone và thuốc tiêm hàng hai (amikacin, capreomycin hoặc kanamycin).[2]Dịch tễ học của XDR-TB vẫn chưa được xác định rõ vì nhiều quốc gia thiếu thiết bị và năng lực cần thiết để chẩn đoán chính xác. Đến tháng 6 năm 2008, 49 quốc gia đã xác nhận các trường hợp XDR-TB.[3] Vào cuối năm 2017, 127 quốc gia thành viên của WHO đã báo cáo tổng cộng 10 800 trường hợp mắc lao kháng kháng thuốc và 8,5% trường hợp mắc MDR-TB trong năm 2017 được ước tính là nhiễm XDR-TB.[4]Vào tháng 8 năm 2019, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) đã phê duyệt việc sử dụng Pretomanid kết hợp với bedaquilinelinezolid để điều trị cho một số lượng hạn chế và cụ thể bệnh nhân trưởng thành mắc bệnh lao phổi siêu kháng thuốc, không dung nạp điều trị hoặc không đáp ứng với nhiều loại thuốc.[5]

Lao siêu kháng thuốc

Khoa/Ngành Bệnh truyền nhiễm 
Triệu chứng Giống nhiễm lao nhạy cảm
Yếu tố nguy cơ Điều trị sai, không tuân thủ điều trị lao
Nguyên nhân Mycobacterium tuberculosis